M

Sức Mạnh Chữa Lành của Đức Tin – Cuộc sống và sự làm chứng của Thánh André Bessette

Sức Mạnh Chữa Lành của Đức Tin
Cuộc sống và sự làm chứng của Thánh André Bessette
Bởi: ANN BALL
“Tôi chỉ là một người, giống như các bạn”, Anh André Bessette nhắc nhở những người đã đến với anh cầu xin. Được biết đến như một công nhân hay làm phép lạ chữa lành trong suốt cuộc đời của mình, vị thánh giữ cửa khiêm tốn này nhấn mạnh tất cả lòng tin (công trạng) vào Thiên Chúa, đức tin của những người đã được chữa lành và sự chuyển cầu của Thánh Giuse. Một cách bình thản, André Bessette nói: “Tôi sẽ cầu nguyện cho ông (bà/anh/chị…)”. Sau đó, họ được chữa lành.
Anh André sinh ở Alfred Bessette vào năm  1845 trong một tỉnh nhỏ gần Montreal[1]. Anh là người con thứ sáu trong mười người con của một bác thợ mộc và khắc gỗ. Khi sinh ra, Afred quá yếu ớt đến nỗi bà đỡ đã rửa tội cho anh ngay lập tức. Suốt cuộc đời, sức khỏe của anh cứ yếu như thế. Không ai dám tin rằng anh sẽ sống đến tuổi quá chín mươi mốt.
“Cha gửi cho các anh em một vị thánh”. Khi Alfred chỉ mới chín tuổi, cha của cậu đã qua đời trong một tai nạn. Mẹ cậu chết vì bệnh lao phổi vài năm sau đó. Tất cả con cái bị phân chia cho những người họ hàng và Alfred thành kẻ mồ côi và gần như mù chữ, bị buộc phải đi tìm việc làm. Anh đã học một số kỹ năng, nhưng vì lý do sức khỏe nên chẳng bao giờ hoàn thành được một kỹ năng nào.
Khi cha xứ của Alfred giới thiệu anh cho các anh em của dòng Holy Cross (Thánh Giá) và đề nghị Alfred nộp đơn vào Dòng, Alfred lưỡng lự vì anh không được học hành gì. Anh chưa bao giờ tham dự bất cứ trường lớp nào và thậm chí có thể rất khó mà viết được tên riêng của anh.
Tuy nhiên, vị linh mục cứ khăng khăng và thậm chí cha đã viết thư nộp đơn cho anh. Cha viết trong phần mở đầu của lá thư của mình “Cha gửi cho các anh em một vị thánh”. Alfred có lẽ thiếu trường lớp chính thức, nhưng cầu nguyện là một phần trong nền giáo dục của anh ngay từ những ngày đầu đời. Trước khi cha mẹ anh qua đời, toàn thể gia đình anh thường quây quần với nhau mỗi buổi tối để đọc kinh Mân Côi và ngay cả khi còn là một đứa trẻ, Alfred đã yêu mến suy gẫm về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu.
Chính cha của Alfred, một người thợ mộc, cũng giới thiệu anh cho người thợ mộc vĩ đại thành Nazareth, khi Alfred chỉ là một đứa trẻ, Alfred đã đặt chính mình dưới sự bảo vệ đặc biệt của Thánh Giuse. Sau đó, kinh nghiệm trong những lần di chuyển và trong công việc của mình, lòng sùng mộ Thánh Giuse người lao động – đấng biết cả sự tha hương lẫn sự nghèo túng -, đã đào sâu và bén rễ chắc chắn trong tâm hồn của Alfred. Tất cả những sự ảnh hưởng này đã kết hợp lại để hình thành trong Alfred một tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và một khát khao phục vụ Người bằng chính cuộc sống của anh. Vị giám tập của Alfred đều biết tất cả những điều này.
Sau năm tập của Alfred, Các Bề trên Dòng Thánh Giá do dự cho anh tuyên khấn dứt khoát, Nhưng khi Đức Tổng Giám mục Montreal đến thăm Nhà Thờ Notre Dame, André đã vượt thắng được tính khiêm nhường tiêu biểu của anh và đã cầu xin Đức Tổng Giám mục giúp đỡ. Đức Giám mục bảo anh “Đừng sợ, con trai của ta, con sẽ được phép tuyên khấn”. Không nghi ngờ gì sự can thiệp của Đức Giám mục, nhưng giám tập của anh cũng biện hộ cho trường hợp của anh rằng: “Nếu người thanh niên trẻ này không thể làm việc, thì ít nhất anh ấy sẽ cầu nguyện cho chúng ta”. Do đó, Alfred được chấp nhận cho khấn năm 1870 và lấy tên André.
Các anh em dạy cho André đọc và giao cho anh một số công việc của người hầu cần thiết cho việc sửa sang lại nhà của họ. André đã làm một số công việc không chuyên môn ở Canada và ở Hòa Kỳ trước khi anh vào Dòng Thánh Giá, như thế như một thầy giúp việc, anh vui vẻ lau nhà và cửa sổ, lau chùi các bóng đèn, mang củi và làm việc như một người gác cổng và đưa tin.
Người gác cổng của Thiên Chúa. Anh André biết cách nói về tình yêu của Thiên Chúa cách mãnh liệt đến độ anh đã truyền niềm hy vọng cho mọi người gặp gỡ anh. Anh nói về Thiên Chúa như một người Cha yêu thương, anh cho mọi người lời khuyên tốt lành và có khả năng thông cảm với những người mà anh khuyên. Những đặc điểm này, cùng với tính hài hước nồng hậu của anh đã lôi kéo mọi người đến với anh.
Anh thường nói: “Bạn không được buồn”. “Thật là tốt để cười lớn một chút”. Đặc biệt với những người nghèo và bất hạnh, người anh em tốt lành này luôn vui vẻ và niềm vui nột tâm của anh dường như có tính lây lan.
Khi Anh André được chỉ định làm người gác cửa cho trường đại học của Dòng ở Montreal, điều đó chắc chắn không phải ngẫu nhiên. Cách cư xử nhẹ nhàng của anh, tính tình dễ thương của anh và thói quen của anh là dễ chịu với mọi người – cùng với khả năng nói vừa tiếng Anh vừa tiếng Pháp của anh – đã làm cho anh thành một sự lựa chọn hoàn hảo. Nhưng ở đây còn hơn cả sự logic nữa. Khi những biến cố tương lai được tỏ lộ, sự quan phòng thánh thiêng cũng được thực hiện.
Sau khi hoàn thành công việc trong ngày, Anh André thăm viếng những người đau ốm và những người già nơi nhà của họ hoặc nơi bệnh viện. Anh đặt tất cả bản tính nhân hậu và tính hài hước tốt lành của anh vào trong những cuộc viếng thăm này, nhưng một số người chỉ trích anh, họ nói rằng anh chỉ thích đi loanh quanh trong một chiếc xe hơi. Tuy nhiên, André trả lời rằng: “Có một số người nói rằng thật là niềm vui thích khi tôi viếng thăm những người bệnh tật, nhưng sau một ngày làm việc thật khó để trở nên một niềm vui cho người khác. Căn nhà cho những người nghèo thì toàn những người nam và người nữ bị bỏ rơi, không bà con không bạn bè… Thật tốt biết bao khi những người mạnh khỏe viếng thăm những người đau yếu”.
Kết quả của những lần thăm viếng này là hàng ngàn người nghèo, những người bị tổn thương và những người bất hạnh đã đến gặp Anh André trong văn phòng nhỏ bé của anh. Ở đó anh đã khuyên họ, khóc với họ và cầu nguyện cho họ. Thỉnh thoảng anh có thể quá nhanh vội và gay gắt, đặc biệt khi anh mệt mỏi. Nhưng bất cứ khi nào anh nhận ra rằng anh đã nói quá gay gắt thì anh sẽ hối hấn và tự nhắc nhở mình: “Ít nhất họ biết rằng tôi chẳng là gì ngoài một kẻ tội lỗi nghèo hèn”. Anh André không phân biệt những người xin anh giúp đỡ. Anh cầu nguyện cho mọi người. “Thiên Chúa của chúng ta là Anh lớn và chúng ta là những anh em nhỏ. Vì thế, chúng ta phải yêu thương nhau như những thành viên của cùng một gia đình”.
Anh André có một tình yêu đặc biệt đối Thánh Thể và khuyến khích mọi người rước lễ thường xuyên. Anh nói với giọng buồn “Nếu bạn chỉ dùng một bữa một tuần, bạn có sống sót không? Linh hồn bạn cũng vậy”. Đối với André, cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động cao cả nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
Sự đụng chạm chữa lành. Một ngày kia, sau năm năm làm người gác cổng, André đến bệnh xá thăm một sinh viên đang đau đớn vì cơn sốt trầm trọng. Anh nói với cậu: “Em sẽ hoàn toàn mạnh khỏe. Em hãy đi ra ngoài và vui chơi”. Cậu sinh viên đã làm như thế và khi bác sĩ đến kiểm tra cậu, cậu đã hoàn toàn khỏe mạnh. Ngay sau đó, một dịch bệnh đậu mùa xảy đến tại trường đại học của Dòng ở Saint Laurent. Nhiều người mắc bệnh và một số đã chết. Anh André tự nguyện chăm sóc các bệnh nhân và khi anh đến anh đã quỳ xuống cầu nguyện với Thánh Giuse. Không người nào chết nữa. Những tin đồn về sự chữa lành này bắt đầu truyền đi khắp miền Montreal, và những vị khách ban đầu tăng dần lên thành một dòng những người bệnh đi tìm André.
Khi còn là một người thanh niên trẻ, André có một giấc mơ nhìn thấy một nhà thờ ở trong một môi trường xa lạ. Sau đó anh nhận ra nơi đó chính là đỉnh Núi Royal xinh đẹp (beautiful Mount Royal), và anh đã tin tưởng rằng một đền thờ tôn kính Thánh Giuse nên được xây dựng ở đó, như anh đã cất giữ điều xác tín này cách kín đáo cho đến đúng thời điểm.
Trong khi ấy, đoàn lũ các bệnh nhân kéo đến trường đại học đã bắt đầu làm phiền các cha mẹ của các sinh viên. Vì thế, sau một thời gian André đã nhận người ốm tại một trạm xe điện nhỏ – cho đến khi các hành khách phàn nàn. Giữa tất cả sự náo động này, Đức Tổng Giám mục của Montreal đã xin bề trên của André rằng: “Nếu bề trên ra lệnh cho André, anh ta sẽ ngừng công việc này chứ?” Bề trên làm chứng về sự vâng phục của André. Ngài nói thêm: “Tốt thôi, cứ để yên anh ấy thưa Giám mục. Nếu công việc đến từ Thiên Chúa, nó sẽ tiếp tục; nếu không, nó sẽ chấm dứt”. Khi một số bác sĩ buộc tội André là (bác sĩ) lang băm, thì các chuyên gia về sức khỏe đã chứng minh anh “vô hại”.
Một căn nhà cho Thánh Giuse. Anh André là một trong những người đầu tiên cậy nhờ đến Thánh Giuse như một người quản lý nhà cửa đất đai và nhiều lần cầu khẩn ngài về sự nghèo khổ. Sau vài năm, các nhà chức trách của Dòng Thánh Giá đã cố gắng mua đất trên Núi Royal, nhưng các chủ nhân từ chối bán. André, cùng với các anh em khác và các sinh viên, bắt đầu cắm những tấm biểu tượng của Thánh Giuse trên mảnh đất đó. Bất chợt, vào năm 1896, các chủ nhân đồng ý. Thế là các anh em có được đúng mảnh đất ấy và André lần đầu tiên nhận ra giấc mơ của mình (đang được hiện thực hóa).
Vào năm 1904, khi André xin phép xây một nhà nguyện nhỏ để tiếp nhận các bệnh nhân, lời thỉnh cầu của anh bị từ chối. Các bề trên của anh không phép anh, tuy nhiên, các ngài cho phép anh đặt một tượng Thánh Giuse ở một hốc trên núi. Họ bảo anh hãy tiết kiệm những tiền bố thí mà anh nhận được và một vài đồng xu anh kiếm được như một thợ cắt tóc để lo cho dự án tương lai. Khi André thu góp được hai trăm đô la, anh được phép xây dựng. Tất cả những gì anh cần là các công nhân.
Ngay sau đó, một người thợ nề bị bệnh đau bao tử nghiêm trọng đã xin André cầu nguyện cho. André trả lời bằng cách hỏi anh: “Nếu Thánh Giuse chữa bệnh cho anh, anh sẽ đến làm việc với tôi trên núi chứ? Nếu anh sẵn sàng, tội sẽ cầu nguyện cho anh sáng ngày mai”. Người thợ nề đồng ý, và lần đầu tiên trong những tháng đó anh ta đã có thể làm việc trọn cả ngày.
Và người ta liên tục kéo đến. Ngay sau khi nhà nguyện đầu tiên được hoàn thành, vào năm 1908, Anh André cư trú ở đó. Khách hành hương đến hàng ngàn người. André nhận thấy cần có một linh mục và một linh mục mắt đã yếu được gửi đến để giúp đỡ anh. Tuy nhiên, sau vài tuần, vị linh mục đó nói với André rằng ngài không thể nhìn thấy nữa và sẽ phải rời khỏi đây thôi. Ngài đau buồn nói rằng: “Tôi cảm thấy rằng tôi đã thất hẹn với anh rồi”. André chỉ nói thầm thì “xin cha hãy đợi đến sáng mai”. Ngày hôm sau, thị lực của linh mục được cải thiện cách đột ngộ và ngài có thể tiếp tục ở lại. Các khách hành hương tiếp tục tuốn đến và André biết rằng Đền thờ (Thánh Giuse) cùng với nhà nguyện cần phải được nới rộng ra.
Trong suốt thời kỳ Đại Khủng Hoảng (Suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 1929), việc mở rộng Đền thờ đã bị trì hoãn vì thiếu ngân quỹ. Không chịu thua, André khuyên rằng: “Hãy đặt một tượng Thánh Giuse ở giữa tòa nhà. Nếu ngài muốn có một cái mái trên đầu ngài thì ngài sẽ có thôi”. Vì thế, một bức tượng đã được mang tới và trong suốt hai tháng việc xây dựng lại được tiếp tục thực hiện theo lịch trình. Ngôi đền vẫn ở đó cho đến mãi hôm nay, Nhà thờ của Thánh Giuse là ngôi nhà thờ lớn nhất trên thế giới được thánh hiến cho ngài. Điều đó phù hợp với tính cách của André là qua suốt thời gian xây dựng ngôi nhà thờ, anh chưa bao giờ xem đền thờ nay như là dự án “của anh”. Trái lại, anh nói: “Thiên Chúa đã chọn một người dốt nát nhất”.
Anh Amdré được Chúa gọi về cách bình thản trong một bệnh viện ở Montreal vào tháng Giêng năm 1937. Ước lượng khoảng một triệu người leo lên sườn Núi Royal giữa cơn mưa thường, mưa tuyết và cả khi đầy tuyết để bày tỏ những cử chỉ và lòng kính trọng sau hết đối với người anh em khiêm tốn này.
André Bessette – “chỉ là một người bình thường như bạn” – đã được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI phong thánh vào ngày 17 tháng 10 năm 2010. Hôm nay, nhờ lời chuyển cầu và gương sáng đời sống của ngài, Thánh André khuyến khích chúng ta hãy đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa và mở cánh cửa đời mình cho sức mạnh chữa lành và biến đổi của Người.
Theo the Word Among usSaints & Heroes Resource Articles 2018Chuyển ngữ:  Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
[1] Montreal: seaport and second largest city in Canada situated on Montreal Island in the Saint Lawrence River in the Province of Quebec (Babylon Dictionary).
Nguồn: daminhtamhiep

Tội phá thai và giải vạ theo Giáo luật


Trong những năm gần đây, tại nhiều nơi, phá thai đã trở thành chuyện thường tình và hợp pháp, hoặc ít là mặc nhiên. Vì thế Giáo luật thấy cần phải dự liệu hình phạt cho tội phạm này.
abortion.jpg
Ảnh minh họa: Illustration by Vicky Leta / Mashable
I.  KHÁI NIỆM

Trong những năm gần đây, tại nhiều nơi, phá thai đã trở thành chuyện thường tình và hợp pháp, hoặc ít là mặc nhiên. Vì thế Giáo luật thấy cần phải dự liệu hình phạt cho tội phạm này.

Học lý đã tranh luận rất nhiều về việc xác định khái niệm của việc phá thai, nó khác với việc giết thai nhi như thế nào? Phải chăng phá thai là giết thai nhi trong bụng mẹ? Phải chăng là tống thai còn sống ra khỏi bụng mẹ khi nó chưa đủ ngày đủ tháng với mục đích loại bỏ? Trước những vấn nạn đó, ngày 19.01.1988, Hội Đồng Giải Thích Giáo Luật đã trả lời như sau: “Sự phá thai bao gồm cả việc trục thai non ra khỏi lòng mẹ, cũng như thiêu huỷ thai non còn ở trong bụng mẹ, bất kỳ thời gian thụ thai là bao lâu” (x. AAS 80, 1988, tr.1818). Các học giả gần đây cho rằng phôi thai đã có linh hồn ngay từ khi thụ thai và cần phải nói thêm, theo học lý, nếu giết thai nhi đã quá 180 ngày thì không còn là “phá thai” mà là “sát nhi”.
Chủ thể của tội phạm này
là chính người mẹ đi phá thai; những người thực hiện phá thai là y, bác sỹ, dược sỹ bán thuốc phá thai; những người khuyến khích xúi giục việc phá thai và những người đồng loã; cha mẹ, anh chị em, bạn bè đã tham gia tích cực vào công việc phá thai.

II.  HÌNH PHẠT VỀ VẤN ĐỀ PHÁ THAI 

Công đồng Vativcan II đã khẳng định phá thai là tội ác ghê tởm chống lại sự sống: “Sự sống ngay từ lúc thụ thai phải được giữ gìn hết sức cẩn thận: phá thai và giết trẻ sơ sinh là những tội ác ghê tởm” (x. GS 51).

Giáo huấn luân lý Kitô giáo luôn luôn coi phá thai là một trọng tội: “Ngay từ thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã khẳng định mọi vụ phá thai đều là tội ác luân lý. Giáo huấn đó không thay đổi. Giáo huấn đó vẫn luôn luôn không thể thay đổi. Việc phá thai trực tiếp, nghĩa là, hoặc được muốn như mục đích hoặc được muốn như phương tiện, đều trái ngược một cách nghiêm trọng với luật luân lý” (x. GLHTCG số 2271).
Theo Giáo luật hiện hành, Hội Thánh phạt vạ tuyệt thông cho những ai đã phá thai thành công: “Người nào thi hành việc phá thai và nếu việc phá thai có hiệu quả, thì bị vạ tuyệt thông tiền kết” (đ.1398).

1.     Tội phạm và hình phạt cho tội phá thai có hiệu quả: vạ tuyệt thông tiền kết không dành cho Toà Thánh

Khi một người thực hiện phá thai, thì có 2 trường hợp xảy ra: Phá thai thất bại và phá thai có hiệu quả.
 a, Phá thai thất bại
: Nếu chỉ có ý định phá thai mà không thi hành hoặc phá thai mà không có hiệu quả thì tội phạm phá thai chưa hoàn thành. Do đó người có ý định phá thai vẫn phạm tội mà không bị mắc vạ. Nếu họ ăn năn tội, thì cha giải tội phải giải tội cho họ.

b, Phá thai có hiệu quả: 
Khi phá thai có hiệu quả thì cũng có 2 trường hợp:
* Hiệu quảngoài ý muốn
: Nếu phá thai là hiệu quả ngẫu nhiên ngoài ý muốn (hành động song hiệu), nghĩa là trongkhi chữa bệnh để chữa hay cứu người mẹ mà buộc phải thực hiện việc phá thai, tội phạm phá thai khi ấy được coi là không hoàn thành, người phá thai cũng chỉ phạm tội phá thai mà thôi chứ không bị vạ. Vì thế, khi họ ăn năn sám hối thì cha giải tội phải giải cho họ
*  Hiệu quả như ý:
Nếu người phá thai tìm đủ mọi phương thế để thực hiện việc phá thai, phá thai với bất cứ giá nào và đã thành công trong việc phá thai; như vậy, tội phá thai đã hoàn thành. 

Khi tội phá thai đã hoàn thành, cần phải phân tích xem phạm nhân ở trong hoàn cảnh nào. Giáo Luật dự kiến 3 hoàn cảnh như sau: 

-         Hoàn cảnh miễn hình phạt (đ.1323,1*)

Nếu người phá thai chưa đủ 16 tuổi trọn (theo cách tính của Giáo Luật), thì họ được miễn hình phạt, tức là họ không bị vạ tuyệt thông tiền kết không dành cho Toà Thánh. Như vậy, họ chỉ phạm tội phá thai mà thôi. Nếu họ ăn năn sám hối, cha giải tội phải giải tội cho họ.   

-         Hoàn cảnh giảm khinh (đ.1324, #1, 4*) 

Nếu người phá thai đã trên 16 tuổi; nhưng chưa được 18 tuổi trọn (theo cách tính của Giáo Luật), thì hình phạt dành cho họ được giảm nhẹ, nghĩa là thay vì họ phải bị vạ tuyệt thông tiền kết không dành cho Toà Thánh, họ chỉ phải làm việc sám hối thôi (đ.1340). Trong hoàn cảnh này, họ chỉ phạm tội phá thai mà thôi. Nếu họ thật tình ăn năn sám hối, cha giải tội phải giải tội cho họ. 

-         Hoàn cảnh gia trọng (đ.1326, #1)

Nếu người phá thai ở trong hoàn cảnh gia trọng, tức là đã trên 18 tuổi (theo cách tính của Giáo Luật), thì họ phạm tội phá thai và ngay tức khắc họ bị vạ tuyệt thông tiền kết không dành cho Toà Thánh (đ.1398). Nếu người phá thai và những người đồng loã là nữ tu, chủng sinh, giáo sỹ, thì ngoài vạ tuyệt thông tiền kết không dành cho Toà Thánh, họ còn phải chịu thêm những hình phạt khác nữa; chẳng hạn như: bị trục xuất khỏi Hội Dòng, Tu Hội…. (x. đ.695; 729; 746), bất hợp luật để chịu chức thánh (đ.1041 #1, 4*), bất hợp luật để thi hành chức thánh (đ.1044 #1,3*). 

* Nếu không biết luật: 
Có trường hợp người lỗi luật do không biết (vd. cha mẹ, anh chị em đồng loã, xúi giục, khuyến khích trong việc phá thai… nhưng không biết có hình phạt vạ tuyệt thông kèm theo), thì người lỗi luật đó cũng vẫn mắc vạ, vì đây là một vạ phạt thông thường mà người đó phải sử dụng những phương thế cần thiết để biết. Vì thế, các linh mục có bổn phận phải loan báo Tin Mừng về sự sống và trình bày cho giáo dân hiểu rõ về tội phá thai và hình phạt tương xứng kèm theo.

2.      Tha vạ tuyệt thông tiền kết tội phá thai

Trong tình trạng nguy tử: Trong trường hợp nguy tử, bất cứ tư tế nào, cho dù không có năng quyền giải tội, cũng được giải hết mọi vạ và mọi tội cách thành sự và hợp thức cho mọi hối nhân lâm cơn nguy tử. Hình phạt cấm lãnh nhận các bí tích hay á bí tích sẽ được tháo cởi bao lâu phạm nhân còn trong tình trạng nguy tử (đ.1352#1).

Cha giải tội tha ở toà trong: Trongtrường hợp bình thường,“cha giải tội có thể tha ở toà trong, lúc ban bí tích, vạ tuyệt thông tiền kết hay vạ cấm chế tiền kết chưa được tuyên bố, nếu hối nhân cảm thấy khổ sở khi phải sống trong tình trạng tội trọng suốt thời gian cần thiết để Bề Trên có thẩm quyền định liệu” (đ.1357 §1).

Khi tha vạ, cha giải tội phải buộc hối nhân, -nếu bất tuân thì sẽ mắc vạ lại-, trong vòng một tháng phải thượng cầu lên Bề Trên có thẩm quyền hay lên tư tế có năng quyền và phải tuân theo quyết định của ngài; trong khi chờ đợi, cha giải tội phải ra một việc đền tội cân xứng và phải buộc đương sự sửa chữa gương xấu cũng như đền bù thiệt hại trong mức độ cần thiết; cũng có thể nhờ cha giải tội thực hiện việc thượng cầu này, nhưng không nêu danh tính của hối nhân (đ.1357 #2).

- Đấng Bản quyền tha vạ tuyệt thông tiền kết

Khi nào phạm nhân thật lòng hối hận về tội phạm của mình và sẵn lòng sửa chữa các thiệt hại và gương xấu cách xứng hợp, hay ít là đã nghiêm chỉnh hứa làm điều ấy thì phải kể như người ấy hết ngoan cố (đ.1347 §2) và sẽ được Bề Trên có thẩm quyền tha hình phạt (x. 1358 §1).

Hình phạt tiền kết do luật thiết lập những chưa được tuyên bố, và nếu hình phạt ấy đã không được dành riêng cho Tông Toà, thì có thể được Đấng Bản Quyền tha cho những người thuộc quyền mình và những người đang ở trong địa hạt mình hay những người đã phạm tội tại đó; bất cứ Giám Mục nào cũng có quyền tha hình phạt ấy, nhưng chỉ trong khi ban bí tích Giải Tội.” (đ.1355 #2). 
Khi linh mục, chiếu theo luật, giải vạ tuyệt thông tiền kết ở toà trong, lúc ban bí tích Giải Tội cho hối nhân đã chuẩn bị xứng đáng, thì không phải thay đổi mô thức giải tội, nhưng có ý tha vạ là đủ. 

Tội phá thai không chỉ xúc phạm đến con người nhưng còn đến Thiên Chúa là nguồn mạch sự sống. Thế nhưng, Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót vẫn rộng lòng tha thứ cho những ai thật lòng ăn năn thống hối. Vậy mời gọi mọi người, nhất là giới trẻ, tôn trọng và bảo vệ sự sống, không phá thai và cũng không cộng tác phá thai, ngăn chặn khi biết người có ý phá thai. Nhất là tích cực loan truyền giá trị thánh thiêng của sự sống.

Lm. Luca Quang HuyGiáo phận Phát Diệm
Nguồn: http://conggiao.info

Đức Thánh cha mong muốn có sự gắn bó giữa người trẻ và người già

Đức Thánh cha Phanxicô muốn truyền cảm hứng cho cả hai nhóm đến với nhau để người trẻ khám phá ‘kho tàng khôn ngoan’ của người lớn tuổi
Ngày 26 tháng 10 năm 2018
Đức Thánh cha mong muốn có sự gắn bó giữa người trẻ và người già
Giới trẻ và người cao tuổi hân hoan chào đón Đức Thánh cha và Đức Tổng Giám mục Jose Domingo Ulloa Mendieta của Panama (phía trên bên trái) đến tham dự cuộc đối thoại liên thế hệ có chủ đề “Sự khôn ngoan của thời gian” tại Giáo hoàng Học viện Thánh Augustino ở Rôma hôm 23-10. Cuốn sách thuộc loại sách ảnh “Chia sẻ sự khôn ngoan của thời gian” được phát hành trong cùng ngày hôm đó. 
Qua lễ ra mắt cuốn sách mới, Đức Thánh cha Phanxicô kêu gọi thúc đẩy sự gắn bó giữa người trẻ và người già để thay đổi thế giới.Trong nỗ lực chống “văn hóa lãng phí” hôm nay, vốn quá dễ dàng gạt ra bên lề hay làm ngơ người trẻ và người cao tuổi, cuốn sách của nhà xuất bản Loyola Press đưa ra mô hình kể chuyện, đối thoại, kết nối và phản ánh nhằm giúp truyền cảm hứng cho 2 nhóm này đến với nhau để người trẻ  khám phá “kho tàng khôn ngoan” của người lớn tuổi.Cuốn sách đầy ảnh màu cỡ lớn của những lớn tuổi, có tựa “Chia sẻ sự khôn ngoan của thời gian” được phát hành hôm 23-10 tại lễ ra mắt ở Rôma, có sự tham dự của Đức Thánh cha.Cuốn sách dày 175 trang giải thích thêm về điều Đức Thánh cha Phanxicô nói ngài nhận thấy “Chúa muốn tôi nói: nên có một sự gắn bó giữa người trẻ và người già”.Sự gắn bó đó đòi hỏi người lớn tuổi chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, ước mơ và tư vấn cho người trẻ vốn đang cần sự hướng dẫn và hỗ trợ khi họ chuẩn bị cho tương lai, Đức Thánh cha nói trong lời mở đầu của cuốn sách.Người lớn tuổi cần trở thành “người giữ gìn ký ức” cho người trẻ thấy những bí quyết không chỉ để sinh tồn mà còn tìm ra ý nghĩa và sống một cuộc sống viên mãn, ngài nói.Đức Thánh cha kêu gọi người trẻ “lắng nghe và gắn bó với người lớn tuổi”, và cuốn sách cung cấp nhiều câu chuyện về sự khôn ngoan từ người lớn tuổi đến từ 30 quốc gia thuộc mọi tầng lớp trong xã hội gồm luật sư và kỹ sư nghỉ hưu, nông dân, người nhặt rác, nhà hoạt động, người tỵ nạn và một lãnh đạo tinh thần của tộc người Lakota ở Mỹ. Họ nói về kinh nghiệm của họ về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, lòng vị tha, khuyết điểm, cải đạo, nét đẹp và niềm vui mặc dù gặp nhiều trở ngại.Các câu chuyện được tường thuật qua 5 chương theo chủ đề: việc làm, đấu tranh, tình yêu, sự chết và hy vọng. Mỗi câu chuyện được kèm theo phần suy niệm của Đức Thánh cha trình bày một mô hình về cách khai thác thông điệp của nó để có những lời khuyên có thể phản ánh hay áp dụng trong đời sống của mình.Cuốn sách còn có một vài câu chuyện của người trẻ chia sẻ “Điều mà tôi học được từ người lớn tuổi” và người lớn tuổi có thể hành động giống như một cái neo, mang đến hy vọng, sự hỗ trợ hay cảm hứng trong đời sống của họ.Cuốn sách mời gọi độc giả tìm cơ hội đối thoại với người lớn tuổi và tham khảo website www.sharingwisdomoftime.com  để lấy ý tưởng và lời đề xuất về cách đi đầu trong các cuộc đàm thoại, sự kiện và dự án giữa các thế hệ trong gia đình, cộng đồng và giáo xứ.
Nguồn: vietnam.ucanews.com

5 lợi ích sức khoẻ của việc tham dự Thánh lễ

Thiên Chúa không cần ta đến nhà thờ vì lợi ích cho bản thân Người, đó là vì lợi ích cho chúng ta. Ta biết rằng tham dự Thánh lễ thì tốt cho linh hồn, nhưng bạn có biết nó có thể có những lợi ích khác nữa? Có ít nhất là 5 lợi ích về sức khoẻ mà bạn có thể cảm nhận được nếu bạn thường xuyên đến nhà thờ dự Thánh lễ.

1. Ngủ ngon hơn

Bạn bị mất ngủ? Thay vì dùng thuốc an thần, bạn hãy xem xét đặt việc đến nhà thờ dự lễ vào lịch trình hằng ngày của mình. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) của Mỹ cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ ngon và việc đến nhà thờ. Tác giả nghiên cứu cho biết: “Những người trưởng thành thực hành tôn giáo nhiều hơn có khuynh hướng có giấc ngủ khoẻ hơn so với những người ít quan tâm tôn giáo.” Nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng: thực hành tôn giáo có thể hạn chế các kích thích về thần kinh, hoá học và sinh lý do tâm lý nặng nề, sử dụng chất kích thích và áp lực cuộc sống.

2. Giảm nguy cơ trầm cảm và tự tử

Tin tức về các vụ tự tử do trầm cảm của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới, nhất là những người nổi tiếng, đang ở tỷ lệ cao. Thật hợp lý để ta tìm các cách chống lại nạn trầm cảm này. Một trong những cách thức được đánh giá hiệu quả nhất chính là đến nhà thờ, tham dự Thánh lễ. Một nghiên cứu của tạp chí Tâm thần học JAMA chỉ ra rằng: giữa những năm 1996 và 2010, phụ nữ tham dự các hoạt động tôn giáo một lần mỗi tuần đã giảm 5 lần khuynh hướng tự tử.


3. Quan hệ xã hội ổn định, hạnh phúc và mỹ mãn hơn

Theo Viện Nghiên Cứu Gia Đình Mỹ, “những người cầu nguyện cùng nhau thì ở lại với nhau”, nghĩa là những người, nhất là các cặp vợ chồng, thực hành đức tin thông qua việc tham dự Thánh lễ cùng nhau thì có xu hướng cho thấy mối quan hệ với nhau chất lượng hơn đáng chú ý so với những người chỉ có cuộc sống riêng và không thực hành tôn giáo.

Hơn nữa, đi nhà thờ chung còn có vẻ giúp đời sống tình dục hôn nhân mỹ mãn hơn. Dựa vào Khảo sát Đời sống Xã hội và Sức khoẻ Quốc gia của Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Tôn Giáo Hoa Kỳ, những người từ 18 đến 59 đang trong đời sống hôn nhân hằng tuần thực hành việc thờ phượng cùng nhau, hầu hết đều cho biết họ có đời sống phòng the “tuyệt vời” hoặc “rất tốt” so với những người không có đời sống tôn giáo.


4. Sống thọ hơn

Dường như những người càng hướng về Thiên Đàng thì càng ở lại mặt đất lâu hơn… Theo một nghiên cứu năm 2016 của tạp chí Y dược Nội khoa JAMA, những người tham dự các buổi sinh hoạt tôn giáo hơn một lần mỗi tuần “giảm 33 phần trăm tỷ lệ tử vong so với những người chẳng bao giờ đến nhà thờ.” Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có lẽ tôn giáo và tâm linh đã bị các nhà trị liệu đánh giá thấp hơn tiềm năng hữu hiệu của nó khi điều trị cho bệnh nhân của họ.

5. Giảm cao huyết áp

Một nghiên cứu năm 1998 của Thư Viện Y dược Quốc gia Mỹ cho thấy “những người già tích cực hoạt động tôn giáo có xu hướng ít bị cao huyết áp hơn những người không hoạt động tôn giáo.” Họ cũng cho biết: những người thường đến nhà thờ và đọc Kinh Thánh giảm 40% khả năng bị cao huyết áp so với những người chỉ đọc Kinh Thánh ở nhà; còn ai chỉ xem tivi về tôn giáo và nghe đài phát thanh tôn giáo thì lại có huyết áp cao hơn. Vậy, đến nhà thờ có nhiều lợi ích hơn là chỉ hữu ích phần hồn. Sau tất cả, Thiên Chúa không cần chúng ta tham dự Thánh lễ vì nó giúp ích gì cho Người. Thực tế, chúng ta không nên chỉ đến nhà thờ với mong muốn lấy được cái gì từ đó. Thay vào đó, khi đặt việc tham dự Thánh lễ lên hàng ưu tiên, chúng ta không chỉ cải thiện quan hệ chúng ta với Thiên Chúa, mà còn giúp ta hoà hợp hơn với cộng đồng và củng cố quan hệ với người khác.
Nguồn: tintucconggiao.net

5 lợi ích sức khoẻ của việc tham dự Thánh lễ

Thiên Chúa không cần ta đến nhà thờ vì lợi ích cho bản thân Người, đó là vì lợi ích cho chúng ta. Ta biết rằng tham dự Thánh lễ thì tốt cho linh hồn, nhưng bạn có biết nó có thể có những lợi ích khác nữa? Có ít nhất là 5 lợi ích về sức khoẻ mà bạn có thể cảm nhận được nếu bạn thường xuyên đến nhà thờ dự Thánh lễ.

1. Ngủ ngon hơn

Bạn bị mất ngủ? Thay vì dùng thuốc an thần, bạn hãy xem xét đặt việc đến nhà thờ dự lễ vào lịch trình hằng ngày của mình. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Ngủ Quốc gia (National Sleep Foundation) của Mỹ cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ ngon và việc đến nhà thờ. Tác giả nghiên cứu cho biết: “Những người trưởng thành thực hành tôn giáo nhiều hơn có khuynh hướng có giấc ngủ khoẻ hơn so với những người ít quan tâm tôn giáo.” Nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng: thực hành tôn giáo có thể hạn chế các kích thích về thần kinh, hoá học và sinh lý do tâm lý nặng nề, sử dụng chất kích thích và áp lực cuộc sống.

2. Giảm nguy cơ trầm cảm và tự tử

Tin tức về các vụ tự tử do trầm cảm của nhiều người ở khắp nơi trên thế giới, nhất là những người nổi tiếng, đang ở tỷ lệ cao. Thật hợp lý để ta tìm các cách chống lại nạn trầm cảm này. Một trong những cách thức được đánh giá hiệu quả nhất chính là đến nhà thờ, tham dự Thánh lễ. Một nghiên cứu của tạp chí Tâm thần học JAMA chỉ ra rằng: giữa những năm 1996 và 2010, phụ nữ tham dự các hoạt động tôn giáo một lần mỗi tuần đã giảm 5 lần khuynh hướng tự tử.


3. Quan hệ xã hội ổn định, hạnh phúc và mỹ mãn hơn

Theo Viện Nghiên Cứu Gia Đình Mỹ, “những người cầu nguyện cùng nhau thì ở lại với nhau”, nghĩa là những người, nhất là các cặp vợ chồng, thực hành đức tin thông qua việc tham dự Thánh lễ cùng nhau thì có xu hướng cho thấy mối quan hệ với nhau chất lượng hơn đáng chú ý so với những người chỉ có cuộc sống riêng và không thực hành tôn giáo.

Hơn nữa, đi nhà thờ chung còn có vẻ giúp đời sống tình dục hôn nhân mỹ mãn hơn. Dựa vào Khảo sát Đời sống Xã hội và Sức khoẻ Quốc gia của Viện Nghiên Cứu Hôn Nhân và Tôn Giáo Hoa Kỳ, những người từ 18 đến 59 đang trong đời sống hôn nhân hằng tuần thực hành việc thờ phượng cùng nhau, hầu hết đều cho biết họ có đời sống phòng the “tuyệt vời” hoặc “rất tốt” so với những người không có đời sống tôn giáo.


4. Sống thọ hơn

Dường như những người càng hướng về Thiên Đàng thì càng ở lại mặt đất lâu hơn… Theo một nghiên cứu năm 2016 của tạp chí Y dược Nội khoa JAMA, những người tham dự các buổi sinh hoạt tôn giáo hơn một lần mỗi tuần “giảm 33 phần trăm tỷ lệ tử vong so với những người chẳng bao giờ đến nhà thờ.” Các nhà nghiên cứu kết luận rằng có lẽ tôn giáo và tâm linh đã bị các nhà trị liệu đánh giá thấp hơn tiềm năng hữu hiệu của nó khi điều trị cho bệnh nhân của họ.

5. Giảm cao huyết áp

Một nghiên cứu năm 1998 của Thư Viện Y dược Quốc gia Mỹ cho thấy “những người già tích cực hoạt động tôn giáo có xu hướng ít bị cao huyết áp hơn những người không hoạt động tôn giáo.” Họ cũng cho biết: những người thường đến nhà thờ và đọc Kinh Thánh giảm 40% khả năng bị cao huyết áp so với những người chỉ đọc Kinh Thánh ở nhà; còn ai chỉ xem tivi về tôn giáo và nghe đài phát thanh tôn giáo thì lại có huyết áp cao hơn. Vậy, đến nhà thờ có nhiều lợi ích hơn là chỉ hữu ích phần hồn. Sau tất cả, Thiên Chúa không cần chúng ta tham dự Thánh lễ vì nó giúp ích gì cho Người. Thực tế, chúng ta không nên chỉ đến nhà thờ với mong muốn lấy được cái gì từ đó. Thay vào đó, khi đặt việc tham dự Thánh lễ lên hàng ưu tiên, chúng ta không chỉ cải thiện quan hệ chúng ta với Thiên Chúa, mà còn giúp ta hoà hợp hơn với cộng đồng và củng cố quan hệ với người khác.
Nguồn: tintucconggiao.net